Ảnh hưởng của sự suy yếu sức khỏe tinh thần
Nhiều người than phiền như tôi thường xuyên thức khuya và kéo theo đó là chuỗi ngày của những mệt mỏi, thất vọng. Mọi thứ cứ như vòng tuần hoàn tác động qua lại lẫn nhau, không hồi kết nếu chúng ta không đủ tỉnh táo để nhận diện và thay đổi.
Khi bạn mệt hoặc buồn đau, bạn hẳn nhiên sẽ chẳng còn quan tâm đến chuyện tắm giặt, ăn uống, thậm chí là tình dục hoặc nếu có, chúng thường được vận hành một cách vô độ và đây cũng là một trong những cách thức bạn dùng để giải tỏa sự căng thẳng.
Sức khỏe tinh thần suy yếu sẽ có hệ quả gì?
Như một hệ quả, buồn đau thất vọng mệt mỏi làm suy yếu sức khỏe tinh thần, những mục tiêu, mục đích trong cuộc sống sẽ không đươc duy trì hoặc lạc lối. Bạn không hạnh phúc, hẳn nhiên bạn không có nhu cầu quan tâm đến suy nghĩ, cảm nhận của người khác. Sự thờ ơ cứ tiếp nối, bạn sẽ trở nên tệ hại hơn. Bạn biết không, vấn đề sức khỏe tinh thần bạn đang gặp phải có thể được tháo gỡ khi bạn quan tâm hơn đến mối quan hệ giữa sức khỏe tinh thần và thể chất.
Vì sao nhiều người còn thờ ơ với sức khỏe tinh thần?
Có không ít người tuy nhận ra tầm quan trọng của sức khỏe thể chất và tinh thần nhưng ra sức phớt lờ và bỏ qua trong khi cơ hội liên tục qua tay. Họ tự ám thị mình bằng những suy nghĩ rất mơ hồ kiểu như “tôi vừa khám định kỳ năm trước, tôi khỏe, cuộc sống tôi vẫn ổn …”
Những bào chữa nghe có vẻ hợp lý nhưng rốt cuộc cũng chỉ là những phán đoán mơ hồ, thiếu căn cứ. Cảm giác ngon miệng không có nghĩa bạn đang có hệ tiêu hóa khỏe mạnh, mọi thứ cần được đo lường và tầm soát ngay khi bạn vẫn có thể cảm giác mình đang rất ổn.
Nếu bạn gặp khó khăn trong việc sắp xếp và tổ chức lại cuộc sống, bạn có thể nhờ sự trợ giúp từ những người xung quanh và nhà chuyên môn. Chuyên gia tâm lý sẽ cho bạn thấy bạn thật sự đang gặp khó khăn gì, chúng bắt nguồn từ đâu, bạn có thể tháo gỡ nó ra sao.
Chúng ta có thể làm gì để cải thiện sức khỏe tinh thần?
Khi nhận thấy cơ thể có những mỏi mệt, căng thẳng bạn nên có sự quan sát và can thiệp kịp thời. Hãy chia sẻ với người thân về những biểu hiện, triệu chứng bạn đang gặp phải. Chúng có thể xuất phát từ những thương tổn, hoặc rối loạn về mặt thực thể. Hãy đặt lịch kiểm tra sức khỏe tinh thần trong thời gian sớm nhất và đừng trì hoãn chúng vì bất cứ lý do nào khác vì chẳng có gì quan trọng hơn sức khỏe của chính mình.
Tiếp đến, bạn có thể liệt kê những hoạt động thường nhật của mình trong thời gian một tháng trở lại đây. Bạn sẽ lập tức nhận ra mình có đang thực sự là người biết cân bằng cuộc sống hay không. Việc chú trọng đến xúc cảm bản thân cũng quan trọng không kém, vì bạn chỉ thật sự tìm được sự liên kết với môi trường sống xung quanh khi và chỉ khi bạn giao tiếp được với chính mình.
Các bài tập về thư giãn, hít thở sẽ giúp bạn ý thức hơn việc tồn tại trước khi muốn sống với những điều bạn mong đợi. Tuy nhiên đừng đợi đến khi tâm trí kiệt quệ, khổ đau mới xây dựng kế hoạch thư giãn cho bản thân. Hãy cho mình cơ hội dừng lại và ngơi nghỉ nếu bản nhận ra nụ cười của mình kém tươi hơn ngày hôm qua.
Nếu bạn chịu khó quan sát, bạn sẽ nhận thấy đa phần những cá nhân có lối sống tích cực, vui vẻ, hạnh phúc thường rất chú trọng đến hoạt động rèn luyện thể chất và giao tiếp tích cực với những người xung quanh. Hãy thực hành những gợi ý ở phần trước, vì bạn hoàn toàn xứng đáng có một đời sống hạnh phúc hơn thời điểm hiện tại.
Sức khỏe thể chất và sức khỏe tinh thần có mối liên hệ mật thiết với nhau. Nhiều người vẫn hay chia sẻ rằng “tôi hiểu rõ về chính mình” nhưng sự bất ổn đôi khi chỉ thể hiện qua những chi tiết rất giản đơn mà bạn chưa chắc có cơ hội nhìn thấy. Đừng chủ quan, cơ thể là của bạn nhưng chúng vận hành theo những cách thức đặc biệt của chúng. Thay vì bắt tâm trí mình đối diện với những nguy hại, kém an toàn, hãy lắng nghe chúng hoặc nhờ chuyên gia tâm lý giao tiếp với tâm hồn bạn.